Thứ Tư, 7 tháng 10, 2020

Nhân hai số nguyên khác dấu

Nhân hai số nguyên khác dấu toán lớp 6 bài 10 giải bài tập do đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm dạy môn toán biên soạn nhằm giúp các em hệ thống lại kiến thức về toán lớp 6 nhân hai số nguyên khác dấu, nắm chắc kiến thức trọng tâm trong bài nhân 2 số nguyên khác dấu và hướng dẫn giải bài tập SGK để các em hiểu rõ hơn.

Nhân hai số nguyên khác dấu thuộc: Chương 2: Số nguyên

I. Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu

Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu "-" trước kết quả nhận được.

(Số âm) . (Số dương) = (Số âm)

Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “–” trước kết quả nhận được.

Ví dụ:

5. (-3) = -(5.3) = -15

6.(-4) = -(6.4) = -24

(-2).3 = -(2.3) = -6

Chú ý: Tích của một số nguyên a với số 0 bằng 0.

Ví dụ: 

Ta có:

(-4).10 = -(4.10) = -40

8.(-5) = -(8.5) = -40

9.0 = 0.9 = 0

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi bài tập nhân hai số nguyên khác dấu toán lớp 6 bài 10 sgk 

Trả lời câu hỏi Bài 10 trang 88 Toán 6 Tập 1.

Câu hỏi 1. Hoàn thành phép tính:

((-3) . 4 = (-3) + (-3) + (-3) + (-3) = …)

  • Phương pháp giải:

Muốn cộng hai số nguyên âm ta cộng các giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu ("-") trước kết quả.

  • Lời giải chi tiết:

((-3) . 4 = (-3) + (-3) + (-3) + (-3) )(= -6 + ( - 3) + (-3) = -9 +( – 3) = -12)

Câu hỏi 2. Theo cách trên, hãy tính:

((-5) . 3 = …)

(2 . (-6) = …)

  • Phương pháp giải:

Xem lại câu hỏi 1.

  • Lời giải chi tiết:

((-5) . 3 = (-5) + (-5) + (-5) )(= -10+( – 5) = -15)

(2 . (-6) = (-6) + (-6)) (= -12)

Câu hỏi 3. Em có nhận xét gì về giá trị tuyệt đối và về dấu của tích hai số nguyên khác dấu ?

  • Phương pháp giải:

Dựa vào kết quả câu 2.

Sử dụng: Giá trị tuyệt đối của số nguyên âm là số đối của nó.

  • Lời giải chi tiết:

- Giá trị tuyệt đối của tích hai số nguyên khác dấu là một số nguyên dương

- Dấu của tích hai số nguyên khác dấu là dấu âm " – ".

Trả lời câu hỏi 4 Bài 10 trang 89 Toán 6 Tập 1.

Đề bài: Tính:

a)5.(−14)     b)(−25).2

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu  trước kết quả nhận được

  • Lời giải chi tiết

a)  5.(−14)=−(5.14)=−70

b) 

III. Hướng dẫn giải bài tập nhân hai số nguyên khác dấu toán lớp 6 bài 10 sgk 

Bài 73 trang 89 SGK Toán 6 tập 1.

Đề bài: Thực hiện phép tính:

a) (−5).6;               b) 9.(−3);

c) (−10).11;           d) 150.(−4)

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu: Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu " -" trước kết quả nhận được.

Hãy nhớ: Số âm x Số dương = Số âm.

  • Lời giải chi tiết

a) (−5).6=–(|–5|.|6|)=−(5.6)=−30

b) 9.(−3)=–(|9|.|–3|)=−(9.3)=−27

c) (−10).11=–(|–10|.|11|)=−(10.11)=−110

d) 150.(−4)=–(|150|.|–4|)=−(150.4)=−600

Bài 74 trang 89 SGK Toán 6 tập 1.

Đề bài: Tính 125.4. Từ đó suy ra kết quả của:

a) (−125).4            b) (−4).125;             c) 4.(−125).

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu: Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu " -" trước kết quả nhận được.

Hãy nhớ: Số âm x Số dương = Số âm.

  • Lời giải chi tiết

Ta có: 125.4=500. Do đó:

a) (−125).4=–(125.4)=−500

b) (−4).125=–(4.125)=−500

c) 

Bài 75 trang 89 SGK Toán 6 tập 1.

Đề bài: So sánh:

a) (−67).8 với 0;

b) 15.(−3) với  15;

c) (−7).2 với −7.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu: Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu " -" trước kết quả nhận được.

Hãy nhớ: Số âm x Số dương = Số âm.

  • Lời giải chi tiết

a) (−67).8<0;

Vì tích của số âm và số dương là một số âm nên (−67).8<0

Cách khác:

(–67).8=–(67.8)=–536<0

b) 15.(−3)<15 (vì số dương nhân số âm kết quả là một số âm nên  15.(−3)<0<15)

Cách khác:

15.(–3)=–(15.3)=–45<15 (số nguyên âm luôn nhỏ hơn số nguyên dương).

c) (−7).2<−7 (vì (−7).2=−14<−7).

Bài 76 trang 89 SGK Toán 6 tập 1.

Đề bài: Điền vào ô trống:

x

5

-18

-25

y

-7

10

-10

x.y

-180

-1000

 

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu: Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu " -" trước kết quả nhận được.

Chú ý: Số âm x Số dương = Số âm.

  • Lời giải chi tiết

Ta có bảng sau:

x

5

-18

18

-25

y

-7

10

-10

 40

x . y

 -35

 -180

-180

-1000

Giải thích:

x=5,y=–7 thì x.y=5.(–7)=–(5.7)=–35.

x=–18,y=10 thì x.y=(–18).10=–(18.10)=–180.

y=–10;x.y=x.(–10)=–(x.10)=–180, do đó x.10=180 nên x=180:10=18.

+x=–25;x.y=(–25).y=–(25.y)=–1000, do đó 25.y=1000 nên 

Bài 77 trang 89 SGK Toán 6 tập 1.

Đề bài: Một xí nghiệp may mỗi ngày được 250 bộ quần áo. Khi may theo mốt mới, chiều dài của vải dùng để may một bộ quần áo tăng x dm (khổ vải như cũ). Hỏi chiều dài của vải dùng để may 250 bộ quần áo mỗi ngày tăng bao nhiêu đềximét, biết:

a) x = 3 ?                    b) x = -2 ?

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Tính chiều dài của vải để may 250 bộ quần áo sẽ tăng theo x nếu mỗi bộ tăng x dm

Từ đó thay x=3;x=−2 rồi thực hiện phép tính nhân để có đáp án.

Lời giải chi tiết

Theo bài, chiều dài của vải để may 1 bộ quần áo tăng x (dm).

Suy ra, chiều dài của vải để may 250 bộ quần áo sẽ tăng 250.x (dm).

a) Với x=3 thì chiều dài vải tăng: 250.3=750 (dm)

b) Với x=−2 thì chiều dài vải tăng: 250.(−2)=−(250.2)=−500 (dm) tức là giảm 500 (dm).

Nhân hai số nguyên khác dấu toán lớp 6 bài 10 giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk toán lớp 6 mới. Được Soanbaitap.com đăng trong chuyên mục giải toán 6 giúp các em tiện tra cứu và tham khảo để học tốt môn toán 6. Nếu thấy hay hãy comment và chia sẻ để nhiều bạn khác cùng học tập.


Nguồn : Nhân hai số nguyên khác dấu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét